Skip Ribbon Commands
Skip to main content

THÔNG TIN VỀ CƠ CẤU TỔ CHƯC

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ BẮC KẠN 

(Căn cứ Quyết định số 361/QĐ-SGTVT ngày 18/09/2023 của Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn

Về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý, bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn)

Chức năng

1. Ban Quản lý, bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải, có chức năng giúp Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm quản lý của Sở được Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải giao quản lý; quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng (nếu đủ điều kiện) các dự án, công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp sử dụng ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.”

2. Ban Quản lý, bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn về tổ chức hoạt động; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì kế cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa được giao quản lý theo các quy định hiện hành. Bao gồm cả thực hiện công tác tuần kiểm đường bộ theo quy định Bộ Giao thông vận tải về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Thực hiện nhiệm vụ thuộcgiai đoạn chuẩn bị dự án/công trình/dịch vụ sự nghiệp công (gọi tắt là giai đoạn chuẩn bị dự án):

a) Rà soát, đề xuất, phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở xây dựng kế hoạch bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa địa phương hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tổ chức khảo sát xây dựng, lập,thẩm tra (nếu có), trình thẩm định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định.

c) Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát, hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật.

d) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.

3. Thực hiện nhiệm vụ thuộc giai đoạn thực hiện dự án/công trình/dịch vụ sự nghiệp công (gọi tắt là giai đoạn thực hiện dự án):

a) Tổ chức khảo sát xây dựng; giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát, hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật;lập, thẩm tra (nếu có), trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu.

b) Thực hiện nhiệm vụ Bên mời thầu trong công tác lựa chọn nhà thầu; đại diện Chủ đầu tư thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng, hợp đồng dịch vụ sự nghiệp công hoặc các hợp đồng khác.

c) Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (nếu có): Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác thuộc công tác giải phóng mặt bằng.

d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

f) Chấp thuận các đề xuất về thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu; thay đổi vật tư, vật liệu,mỏ cung ứng vật liệu xây dựng, biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật theo đề xuất của tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát hoặc nhà thầu thi công xây dựng hoặc nhà thầu thực hiện dịch vụ sự nghiệp công nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường theo các thỏa thuận của hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng và mục tiêu của dự án.

g) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường.

h) Tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành (Không thực hiện việc rút dự toán và giao dịch với cơ quan kiểm soát thanh toán đối với nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ hàng năm cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ).

i) Thực hiện, phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sởtổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.

4. Thực hiện nhiệm vụ thuộcgiai đoạn kết thúc xây dựng dự án/công trình/dịch vụ sự nghiệp công (gọi tắt là giai đoạn kết thúc dự án):

a) Quyết toán hợp đồng xây dựng, hợp đồng dịch vụ sự nghiệp công hoặc các hợp đồng khác; quyết toán dự án hoàn thành (Không thực hiện việc quyết toán đối với nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ hàng năm cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ).

b) Xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

5. Thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và các quy định khác liên quan. Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện quản lý dự án, giám sát thi công các dự án, công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp sử dụng ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.Thực hiệntư vấn quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng cho các dự án của các chủ đầu tư khác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định khi thực hiện công việc tư vấn.

7. Thực hiện việc cập nhật, báo cáo, lưu trữ hồ sơ công trình:

a) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do đơn vị được giao quản lý.

b) Phối hợp với phòng chuyên môn của Sở thực hiện công tác quản lý, cập nhật thường xuyên thông tin, dữ liệu đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Cung cấp và cập nhật thông tin đường bộ trên website của Sở, phần mềm quản lý cầu, đường của Cục đường bộ Việt Nam.

c) Lưu trữ toàn bộ hồ sơ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

8. Thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức, người lao động theo phân công, phân cấp, các quy định của Đảng và của pháp luật:

a) Tuyển dụng, ký vàchấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với viên chức,người lao động theo phân công, phân cấp.

b) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức gửi Sở Giao thông vận tải và Sở Nội vụ thẩm định; quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức; chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch tuyển dụng viên chức theo phân cấp;

c) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, chuyển công tác, tiếp nhận, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác đối với viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho viên chức hoàn thành thời gian tập sự, khi viên chức thay đổi chức danh nghề nghiệp và xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

e) Xây dựng, phê duyệt đề án thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Giao thông vận tải và Sở Nội vụ; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định; quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng thuộc thẩm quyền quản lý.

f) Thực hiện thủ tục nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung; chuyển đổi vị trí công tác, các chế độ phụ cấp ưu đãi, chế độ thâm niên nghề và các chế độ phụ cấp khác (khi được ủy quyền) đối với viên chức, người lao động hưởng lương thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp và theo quy định pháp luật.

g) Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo quy định của Đảng và của pháp luật.

h) Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn giao và theo quy định của pháp luật.

Thông tin lãnh đạo Ban 

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại liên hệ

Email

Phùng Đức Hạnh 

Giám đốc Ban

0209 3 843 999 hanhpd.gt@backan.gov.vn

Phạm Thị Tuyết

Phó giám đốc Ban

0209 3 812 100

tuyetpt.gt@backan.gov.vn

Trần Mạnh Quyền

Phó giám đốc Ban

0912 504 923

quyentm.gt@backan.gov.vn

Lê Văn Tâm

Phó giám đốc Ban

0913316120

tamlv.gt@backan.gov.vn

 4. Thông tin liên hệ

Ban quản lý, bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn

Địa chỉ: Số 5, Đường Trường Chinh, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Số điện thoại: 02093811989

Tác giả: 
Nguồn: 

Tin bài mới:


Sign In
Chung nhan Tin Nhiem Mang